Đi ngủ quả thực là một phương thức nghỉ ngơi có hiệu quả, nhưng nó chưa chắc đã thực dụng với tất cả mọi người.
Mục lục
Tưởng tượng tình huống như này:
Hiện tại bạn đang cần làm một nhiệm vụ vô cùng gấp gáp, đồng thời cũng vì nó mà phải tăng ca mấy ngày liền.
Ngày mai là ngày cuối cùng của dự án, giải quyết nhiệm vụ này xong, bạn có thể đón chào một khoảng thời gian nghỉ ngơi tuyệt đối cho mình.
Trong khoảng thời gian nghỉ ngơi quý giá này, bạn muốn làm gì nhất?
Tin rằng phần lớn câu trả lời của mọi người đều sẽ là – đi ngủ.
“Ngủ có thể chữa lành mọi mệt mỏi.”
“Mệt mỏi thế nào cũng chỉ cần một giấc ngủ là có thể giải quyết xong.”
Nếu bạn nghĩ như vậy, vậy thì bạn sai rồi.
Thực ra, 99% mọi người chúng ta đều thiếu trí tưởng tượng về nghỉ ngơi.
Mỗi khi cảm thấy mệt mỏi, thường thức sẽ nhắc nhở chúng ta: “Đi nằm nghỉ đi, đi ngủ một giấc đi.”
Nhưng, đây thực ra là một cái bẫy.
Đi ngủ quả thực là một phương thức nghỉ ngơi có hiệu quả, nhưng nó chưa chắc đã thực dụng với tất cả mọi người.
Một bác sỹ thuộc Bệnh viên Xiangya, trực thuộc Đại học Trung Nam, Trung Quốc từng nói:
Trong cuộc sống, có 3 kiểu người dễ cảm thấy mệt mỏi nhất: những người lao động thể lực, những người lao động trí óc, và những người suy nghĩ quá nhiều.
Phương thức nghỉ ngơi của những người này lại khác nhau.
Đối với những người lao động thể lực, sự mệt mỏi của chúng ta chủ yếu là do cơ thể sản sinh ra một lượng lớn axit, vì vậy họ nên nghỉ ngơi một cách “tĩnh”.
Lúc này, giấc ngủ với họ là rất cần thiết, không những có thể giúp họ bổ sung năng lượng đã mất mà còn có thể giúp chuyển hóa các chất thải tích tụ trong cơ thể.
Tuy nhiên, giấc ngủ không hoàn toàn phù hợp với những người lao động trí óc.
Khi bạn viết hai ba trang dài vào buổi sáng và có một cuộc họp buổi chiều, vỏ não của bạn ở trạng thái hưng phấn cao, nhưng cơ thể lại ở trạng thái hưng phấn thấp.
Đôi khi sau một tuần bận rộn, dù ngủ nướng không đi chơi hai ngày cuối tuần, chúng ta vẫn bơ phờ vào thứ hai.
Trong khi vào thứ sáu, sau khi kết thúc công việc, tôi đi bộ nửa giờ sau khi tan sở, và sau đó trở về nhà với năng lượng tuyệt vời.
Điều này là do những gì một người lao động trí óc cần thường không phải là “nghỉ ngơi để phục hồi thể lực”, mà là tìm thứ gì đó để thư giãn thần kinh của họ.
Tóm lại, hãy thay đổi suy nghĩ của bạn.
Nhà tâm sinh lý học Ivan Sechenov đã làm một thí nghiệm, để loại bỏ cái mỏi của tay phải, ông đã áp dụng hai phương pháp:
Một là để yên cả hai tay. Cách khác là cho phép tay trái di chuyển đúng cách trong khi tay phải giữ nguyên.
Sau đó, ông kiểm tra độ nắm của tay phải trên một thiết bị đo độ mỏi.
Kết quả cho thấy khi tay trái hoạt động, hiện tượng mỏi tay phải được loại bỏ nhanh hơn.
Nói cách khác, khi bạn mệt mỏi, hãy để bản thân thay đổi suy nghĩ, có lẽ đó là cách nghỉ ngơi hiệu quả và tích cực hơn.
Trên thực tế, sự mệt mỏi của cơ thể của mỗi người đều được tích tụ dần dần.
Các nhà tâm lý học Nhật Bản từng chia sự mệt mỏi thành ba giai đoạn:
Giai đoạn đầu, cơ thể cảm thấy mệt mỏi, mất ngủ, kém ăn.
Giai đoạn thứ hai là tránh những gánh nặng, căng thẳng, mệt mỏi, cáu kỉnh, dễ bị suy nhược về thể chất và tinh thần.
Giai đoạn thứ ba, tâm trạng u uất, bất an, có xu hướng đổ lỗi cho bản thân một cách thái quá, cơ thể suy nhược.
Trong vài năm trở lại đây, số lượng người ở giai đoạn thứ hai và thứ ba đã tăng lên đáng kể, và mọi người nhìn chung ngày càng cảm thấy mệt mỏi hơn.
Vì vậy, trong quỹ thời gian nghỉ ngơi hạn hẹp, chúng ta phải lựa chọn phương pháp nghỉ ngơi phù hợp với mình.
Cách nghỉ ngơi đúng và hiệu quả không chỉ cho phép mọi người thư giãn các dây thần kinh hoặc cơ bắp căng thẳng, mà còn cho phép mọi người tái đầu tư vào năng lượng cho làm việc và học tập.
Vậy, làm thế nào để nâng cao chất lượng nghỉ ngơi?
Trước hết, chúng ta phải thay đổi nội dung hoạt động của mình
Nghiên cứu đã phát hiện ra rằng mọi người càng “chuyển đổi công việc” giữa nhiều phương tiện hơn, chẳng hạn bây giờ sử dụng điện thoại di động để gửi tin nhắn, lát sau lại dùng máy tính để kiểm tra email, chỉ số lo âu và chỉ số trầm cảm sẽ cho thấy xu hướng tăng đáng kể.
Vì vậy, khi ngày làm việc rất vất vả, cuối tuần đừng nhìn chằm chằm vào màn hình quá lâu, bạn có thể thử tưới hoa và đi dạo.
Việc thay thế nội dung hoạt động sẽ giúp sắp xếp lại hơn 10 tỷ tế bào thần kinh trong vỏ não của bạn. Hãy kết hợp chúng thành một khu chức năng chung theo nhiều cách khác nhau, khi khu vực này hoạt động thì khu vực kia sẽ nghỉ ngơi.
Thứ hai, học cách chủ động nghỉ ngơi thay vì thụ động
Nghiên cứu đã phát hiện ra rằng mọi người càng “chuyển đổi công việc” giữa nhiều phương tiện hơn, chẳng hạn bây giờ sử dụng điện thoại di động để gửi tin nhắn, lát sau lại dùng máy tính để kiểm tra email, chỉ số lo âu và chỉ số trầm cảm sẽ cho thấy xu hướng tăng đáng kể.
Sự ham mê tiêu cực, buông thả bản thân sẽ mang lại khoái cảm ngắn hạn, nhưng nó đồng thời cũng lại là một sự tiêu hao mãnh liệt khác của cơ thể và tinh thần.
Bạn có thể ngừng uống rượu với bạn bè sau khi tan sở, và bắt đầu một ngày cuối tuần hoàn toàn khác với việc đi ngủ sớm, dậy sớm và tập thể dục buổi sáng.
Học một cái gì đó mới mẻ, chẳng hạn như chơi piano, trống và cờ vua.
Bạn cũng có thể giao tiếp với những người bên ngoài công ty và người thân của mình, lắng nghe những gì người khác nói về cuộc sống của họ…
Từ từ, kéo bản thân ra khỏi môi trường áp lực cao, để tinh thần và tâm hồn được thư thái thực sự.
Trái tim, cũng sẽ thả lỏng một cách tự nhiên.
Trên thực tế, nguồn gốc chính của sự mệt mỏi hàng ngày đối với nhiều người là sự chán nản với công việc hoặc một cuộc sống trăm ngày như một.
Đối mặt với tình huống này, chúng ta cũng có thể dùng “làm” để giải quyết “điều tồi tệ nhất” và tìm ra điều gì đó có thể khiến bạn lấy lại nhiệt huyết cho cuộc sống hoặc công việc.
Dưới đây là 3 hoạt động hàng ngày có thể giúp khiến bạn “thay đổi tư duy”.
Hít thở chánh niệm
Ngồi thẳng trong một môi trường yên tĩnh và tập trung vào hơi thở của bạn.
Giữ cơ thể thẳng, vai bằng và thả lỏng, lòng bàn tay ngửa lên.
Giữ cho nội tâm vui vẻ nhiều nhất có thể, thở chậm nhất có thể, và để sự chú ý và suy nghĩ của bạn tập trung vào hơi thở.
Việc hít thở chánh niệm như thế này có thể làm giảm những tạp niệm và lo lắng, giúp trái tim thả lỏng và thư thái, đồng thời cũng kích thích có một giấc ngủ ngon.
Học cách thả lỏng
Hãy dành ra 10 phút đến nửa tiếng mỗi ngày, buông bỏ mọi vai trò xã hội mà bạn đang gánh vác, đừng suy nghĩ về công việc và cuộc sống, và để bản thân trở thành một chiếc “ly rỗng”.
Ra ngoài trời để phơi nắng, ngồi trên bãi cỏ, ngồi trên ban công để vẽ và tô màu, học nhạc cụ…
Trong khi thả lỏng, bạn có thể tập trung vào việc bạn đang làm để cảm nhận và trải nghiệm.
Từ từ, bạn có thể cảm nhận được cử động của tay chân khi bạn bước đi, bạn có thể ngửi thấy mùi thơm của hoa khi bạn đi ra ngoài, và cũng sẽ chẳng còn vướng bận bởi những chuyện tầm thường…
Phương pháp trắng đen rõ ràng
Ngồi thẳng trong một môi trường yên tĩnh và tập trung vào hơi thở của bạn.
Tác giả Emma Seppala trong cuốn sách của mình có tên“The Happiness Track” đã nói rằng:
“Cách ly với công việc về mặt tâm lý là cách phục hồi nhanh nhất, nói không chừng, nó còn có thể nâng cao hiệu quả công việc.”
Có lẽ bạn cũng có thể chia cuộc sống của mình thành hai phần hoàn toàn không liên quan đến nhau, kiểu như công việc là công việc và cuộc sống là cuộc sống.
Vui vẻ làm việc vào ban ngày mà không phàn nàn hay hối tiếc, nạp năng lượng và ngủ yên vào ban đêm.
Viết ra kế hoạch cho ngày hôm sau trước khi đi ngủ, đợi đến khi mặt trời và thực hiện từng việc một mà không cần vội vàng.
Trên thực tế, nhiều khi, cái gọi là nghỉ ngơi không hề giống như chúng ta tưởng tượng, kiểu như nó sẽ khiến bạn “mất điện” trong tích tắc.
Thay vào đó, hãy sống chậm lại, thay đổi phương thức và thay thế sự buông thả bằng việc nghỉ ngơi tích cực.
Giống như Carnegie đã nói trong “Đắc nhân tâm”:
“Nghỉ ngơi không phải là hoàn toàn không làm gì, con người nghỉ ngơi thực chất là để bù đắp những tổn thất nhất định trong cơ thể.”
Một người yêu đời và trân trọng cuộc sống càng nên trân trọng thời gian nghỉ ngơi và nâng cao chất lượng nghỉ ngơi.
Nguồn Cafebiz: http://url.hydros.vn/0JN